Điều trị Rắn_cắn

Việc xử lý vết rắn cắn cũng thay đổi tùy theo từng loại vết cắn. Phương pháp thông dụng và hiệu quả nhất là thông qua huyết thanh kháng nọc rắn (antivenom hay antivenin), một loại huyết thanh được chế ra từ nọc rắn. Một số loại antivenom là chuyên biệt theo loài (đơn hóa trị, đặc hiệu) trong khi một số khác được chế ra để sử dụng cho nhiều loài (đa hóa trị).

Chẳng hạn tại Hoa Kỳ, gần như tất cả các loài rắn độc đều là rắn vipe hốc lõm (phân họ Crotalinae trong họ Viperidae), ngoại lệ duy nhất là các loài rắn san hô (các chi Micrurus, Micruroides thuộc họ Elapidae). Để sản xuất antivenom, hỗn hợp nọc của các loài rắn khác nhau như rắn chuông (Crotalus, Sistrurus), rắn đầu đồng (Agkistrodon contortrix) và rắn miệng bông (Agkistrodon spp.) được tiêm vào cơ thể ngựa với liều lượng tăng dần cho tới khi ngựa đạt được miễn dịch.

Sau đó máu được chiết ra từ ngựa đã miễn dịch. Huyết thanh được tách ra để tinh chế tiếp (để loại bỏ các protein ngoại lai) và sấy thăng hoa. Nó được hoàn nguyên với nước cất và trở thành huyết thanh kháng nọc rắn. Vì lý do này mà những người bị dị ứng với ngựa rất dễ bị dị ứng với huyết thanh kháng nọc rắn.[7] Huyết thanh kháng nọc rắn cho những loài nguy hiểm hơn (như mamba (Dendroaspis), taipan (Oxyuranus) và rắn hổ mang (Naja)) được sản xuất theo phương pháp tương tự tại Ấn Độ, Nam Phi và Australia, mặc dù các loại huyết thanh kháng nọc rắn này là đặc hiệu theo loài.

Một người đàn ông 45 tuổi ở Mỹ khẳng định có thể miễn dịch với 100 loài rắn độc khác nhau bằng cách thường xuyên cho các loài rắn độc khác nhau cắn vào tay mình. Ông có niềm đam mê mãnh liệt với loài rắn, đặc biệt các loài rắn độc. Trong nỗ lực để tự xây dựng cho bản thân một khả năng miễn dịch với các loài nọc độc rắn, anh này đã tự tiêm vào tay mình chất độc đã được pha loãng của nhiều loài rắn độc khác nhau, nhằm mục đích chứng minh con người có thể trở nên miễn dịch với chất độc của rắn nếu dần dần làm quen với nọc độc của chúng[8] và sau đó ông đã thử bằng cách để một loài rắn có tên mamba đen, một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới cắn mình.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rắn_cắn http://www.diseasesdatabase.com/ddb29733.htm http://www.emedicine.com/med/topic2143.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=989.... http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=E905... http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=E906... http://timesofindia.indiatimes.com/articleshow/180... http://www.lasvegassun.com/ http://www.lasvegassun.com/news/2009/jan/22/python... http://www.upi.com/ http://www.upi.com/Top_News/2008/10/23/Woman_kille...